Thi công sơn epoxy tự san phẳng

Hiện nay có nhiều đơn vị đưa ra các bước thi công sơn Epoxy tự san phẳng khác nhau. Tuy nhiên các đơn vị này đưa ra quy trình chưa đủ chi tiết cũng như độ chính xác không cao. Xuất phát từ những kinh nghiệm trong nghề, Samhwa Việt Nam sẽ đưa đến cho bạn quy trình thi công chuẩn cập nhật công nghệ mới nhất qua bài viết dưới đây.

Những điểm lưu ý khi sơn Epoxy tự san phẳng

Để tiến hành thi công sơn Epoxy tự san phẳng trước tiên chúng ta cần phải lưu ý một số đặc điểm của sơ epoxy tự san phẳng. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.

Sơn epoxy tự san phẳng cũng có 2 thành phần. Đó là phần đóng rắn và phần sơn. Loại sơn này có 2 dòng chính đó là sơn epoxy gốc dầu và sơn epoxy gốc nước. Loại sơn này có rất nhiều màu sắc khác nhau để bạn có thể lựa chọn.

Loại sơn này khi đổ ra bề mặt sàn sẽ tự san đều trên bề mặt vài m2 . Đây là loại sơn cao cấp với nhiều ưu điểm vượt trội khác nhau như: Kháng khuẩn, chịu được mài mòn, chị được trọng tải lớn, tính thẩm mỹ cao, sang trọng, bề mặt phẳng, không nứt.

 

Tuỳ vào ngân sách đầu tư của mỗi doanh nghiệp mà việc thi công công trình có độ dày khác nhau, trung bình độ dày dao động thường khoảng 2mm. Với độ dày như vậy đủ đảm bảo mặt sàn có thể chịu tốt được tải trọng vừa và nhỏ. Trường hợp yêu cầu mặt sàn chịu tải trọng nặng cần tăng cường độ dày lớp sơn từ 3mm trở lên.

Thi công sơn epoxy tự san phẳng

Các bước thi công  sơn Epoxy tự san phẳng

Để thi công sơn Epoxy tự san phẳng chuẩn thì trước tiên chúng ta phải đánh giá chất lượng sàn chuẩn nhất.

Trường hợp 1: Trường hợp nền tiêu chuẩn

Nền tiêu chuẩn là những loại nền khô , phẳng mịn. Trước khi nhà thầu thi công đổ bê tông đã xử lý chống thấm ngược như lót nilong, vải bạt trước khi đổ. Đây là một loại sàn lý tưởng.

Trường hợp 2 Trường hợp mặt nền không đạt tiêu chuẩn

Nền không đạt tiêu chuẩn là những loại nền bị ẩm ướt, không phẳng. Bề mặt có thể gồ ghề, bề mặt xi măng non, bị thấm ngược. Khi đổ bê tông các nhà thi công đã trộn bê tông không đạt tiêu chuẩn, không sử dụng lót nilon, vải bạt cuống dưới,… Trong trường hợp này yêu cầu cần phải có biện pháp xử lý tốt bề mặt sàn.

Thi công sơn epoxy tự san phẳng

Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt

Đây là bước quan trọng nhất trong khi thi công sơn epoxy tự san phẳng. Trước tiên mài, trà bề mặt và hút bụi sạch sẽ. Công đoạn này sẽ giúp cho bề mặt phẳng, không bụi và tạo độ bám dính tốt. Nếu không làm tốt công đoạn này sản phẩm sẽ không đạt được chất lượng tốt và xảy ra lỗi nghiêm trọng.

Sau khi thực hiện vệ sinh chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra lại bề mặt và xử lý các vết nứt, khe rãnh để lại trong quá trình thi công đổ bê tông trước đó. Để bề mặt thật phẳng để chuẩn bị cho các bước tiếp theo.

Bước 2: Sơn lót

Sau khi vệ sinh và xử lý bề mặt  chúng tôi tiến hành sơn lót. Bước này là bước để tạo độ bán dính và góp phần cho bề mặt phủ mịn hơn.

Sơn lót có thể dùng 2 phương pháp khác nhau để thi công bước này. Tuỳ thuộc vào tài chính và yêu cầu về chất lượng khác nhau mà sử dụng những phương pháp khác nhau.

Phương pháp lăn với giá thành rẻ hơn do yêu cầu kỹ thuật không cao. Phương pháp này dùng rulo lăn để lăn phẳng mặt sàn.

Phương pháp thứ 2 là dùng súng phun để phun sơn lót Epoxy. Loại hình thi công này có giá đắt hơn do kỹ thuật yêu cầu cao hơn. Để đáp lại yếu tố giá cả thì chất lượng của phương pháp này cũng cao hơn hẳn so với phương pháp sử dụng rulo lăn.

Thời gian đợi lớp sơn lót Epoxy khô khoảng 6-8h tuỳ thuộc vào các phương pháp thi công khác nhau, nhiệt độ, độ ẩm,… Đây là một bước để chuẩn bị cho lớp tiếp theo.

Bước 3: Xử lý đối với sàn không đạt tiêu chuẩn

Bước này giúp ngăn ngừa việc thấm ngược của hơi nước và tăng độ cứng cho mặt sàn. Giúp mặt sàn chịu được va chạm mạnh, chịu được tải trọng lớn,….

Trộn hỗn hợp cát và Epoxy với tỷ lệ nhất định. Trộn với tốc độ cao để đạt được hiệu quả tốt nhất.  Dùng máy chuyên dụng để san phẳng và nén chặt lớp này. Bước này chỉ dùng đối với bề mặt không đạt tiêu chuẩn.

Bước 4: Bả sơn

Bước này sử dụng sơn Epoxy và loại bột đá chuyên dụng. Tỷ lệ trộn hỗn hợp này yêu cầu tỷ lệ chuẩn. Để hỗn hợp đạt tiêu chuẩn, yêu cầu phải khuấy đều hỗn hợp. Thời gian khuấy trộn hỗn hợp khoảng 3 – 5 phút. Và dụng cụ khuấy trộn hỗn hợp yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn mới có thể cho ra sản phẩm đạt chuẩn.

Thời gian đợi lớp này khô khoảng 6-8h. Thời gian khô phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm,….

Bước 5: Sơn phủ

Lớp sơn phủ này chính là lớp sơn Epoxy tự san phẳng.

 

Bước 6: Nghiệm thu công trình

Thời gian nghiệm thu công trình khoảng từ 3-4 ngày sau khi thi công lớp phủ. Bước này chính là bước kiểm tra chất lượng trước khi bàn giao công trình cho chủ doanh nghiệp.

Sơn epoxy tự san phẳng

Trên đây là những đặc điểm và quy trình thực hiện sơn Epoxy tự san phẳng khoa học, chính xác theo chuẩn quốc tế. Chúng tôi hi vọng có thể giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn giải pháp thi công cũng như đơn vị nhà thầu phù hợp. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy nhanh tay gọi vào số hotline của 0986 772 789 chúng tôi để có được tư vấn tốt nhất.